Chủ Nhật, 5 tháng 12, 2010

Áo dài Việt tỏa sáng ở Mỹ

Những tà áo dài bay theo bước chân uyển chuyển của 20 nữ du học sinh Việt Nam trong đêm giao lưu văn hóa tại đại học McNeese State, Mỹ, khiến các giáo sư và sinh viên các nước ngỡ ngàng.
Cộng đồng sinh viên Việt Nam tại đại học này đã gây chú ý đặc biệt với bạn bè quốc tế đến từ 70 quốc gia bằng chương trình giới thiệu văn hóa dân tộc. Những thiếu nữ trên tay cầm bông hoa, thướt tha bước ra trong tà áo dài nhiều màu sắc đã thu hút sự chú ý của tất cả mọi người trong khán phòng.

Những chiếc áo dài của Việt Nam đã gây ấn tượng mạnh cho người nước ngoài. Nhiều sinh viên nước ngoài tỏ ra thích thú với phần thể hiện của các sinh viên Việt Nam. Rodolfo Falconi - du học sinh đến từ Peru nói: "Tôi đặc biệt ấn tượng khi cả giáo sư người Mỹ gốc Việt cũng tham gia biểu diễn với các du học sinh. Cách tổ chức của các bạn thật tuyệt".
Một sinh viên khác đến từ Hàn Quốc Lee Jongho cũng bày tỏ: "Người Hàn chúng tôi luôn tự hào về lòng yêu nước cao độ của mình, nhưng đêm nay chúng tôi thấy tinh thần đó của người Việt còn mãnh liệt hơn".

Một giáo sư người Mỹ gốc Việt tham gia biểu diễn thời trang áo dài cùng nữ du học sinh. Ảnh: Quang Lưu.
Ngoài chương trình biểu diễn thời trang "Áo dài Việt", các sinh viên Việt Nam còn trưng bày nhiều sản phẩm mang đậm bản sắc dân tộc như thư pháp, tranh Đông Hồ, nón lá và hàng thổ cẩm… Cách trang trí sáng tạo và thuyết trình rành mạch của đội quảng bá sản phẩm truyền thống khiến gian hàng của sinh viên Việt Nam nổi bật và lôi kéo hầu hết khách tham quan trong hội trại.
Bà Corliss Badeaux - giáo sư cố vấn của sinh viên quốc tế tại ĐH McNeese State xúc động, bày tỏ: "Cám ơn sinh viên Việt Nam! Các bạn đã biến cộng đồng du học sinh nơi đây thành một phần không thể thiếu của môi trường đại học đa văn hóa".
Theo ông Đỗ Hữu Nguyên Lộc, Trưởng ban tư vấn kiêm Chủ tịch lâm thời Hội sinh viên Việt Nam tại ĐH McNeese, thành phố Lake Charles bang Lousiana. những hoạt động trong đêm giao lưu văn hóa vừa qua được chuẩn bị kỹ càng đã nâng cao hình ảnh và tiếng nói của người Việt tại đây. "Và chúng tôi đã thành công ước muốn của mình trong đêm 'Áo dài Việt'", ông Lộc nói.
"Hội trại quốc tế" là một sự kiện giao lưu văn hóa hằng năm của ĐH McNeese State dành cho sinh viên từ khắp thế giới. Đây là cơ hội để sinh viên Việt Nam cũng như các nước quảng bá văn hóa nước mình đến bạn bè quốc tế.

Thứ Hai, 15 tháng 11, 2010

Cách giặt áo dài

1/ Cách giặt lụa
Khi giặt các sản phẩm tơ tằm như quần, áo, khăn…ta phải lưu ý tới mác sử dụng đính kèm sản phẩm. Đa số các sản phẩm lụa có thể giặt bằng tay hoặc bằng máy. Khi giặt ta nên sử dụng xà phòng nhẹ. Một số thường là các sản phẩm mầu rực rỡ có kèm theo mác giặt khô vì vậy chúng ta nên tuân thủ đúng.
Rất lưu ý: các sản phẩm tơ tằm rất hay phai sang các sản phẩm khác khi để cùng chau giat
2/ Cách phơi các sản phẩm lụa
Không nên phơi lụa ngoài nắng to bởi vì:
- Vải lụa dễ bị giòn, khô, cứng
- Màu sắc lụa mất rất nhanh
- Vải lụa trắng nhanh ngả sang màu vàng lam vai bi cu di
Vì vậy cách tốt nhất khi phơi các sản phẩm từ lụa là phơi ở nơi thoáng gió, dâm mát.
3/ Cách là vải tơ tằm
Tốt nhất chúng ta nên dung bàn là hơi để là và để ở nấc là lụa.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều vải lụa nhăn và không nhăn. Nguyên nhân do khâu sử dụng và do kết cấu của mặt vải khi dệt.
Chú ý: vải thủ công có độ nhàu rất cao trong khi đó vải dệt theo công nghệ mới sẽ hạn chế được độ nhàu và không bị nhăn.

Cách mua vải lụa tơ tằm

Hiện đại, thời trang, nhưng không kém phần duyên dáng. Vậy làm sao để chọn mua, sử dụng và giặt áo dài bằng lụa?
1) Chất lượng:
Kiểm tra vải lụa đó có phải được dệt bằng tơ tằm hay không?
Sợi tơ tằm là sản phẩm tự nhiên, sợi tơ được kéo từ kén do con tằm nhả ra. Về tính chất, sợi tơ gần giống với sợi len và tóc người. Vì thế khi kiểm tra ta có thể kéo ra một sợi ngang và một sợi dọc của vải để đốt thử. Nếu khi đốt ta thấy có mùi khét như tóc cháy và than vón tròn. Lấy ngón tay miết nhẹ thấy than tan ngay thì đó là sợi tơ tằm.
Ngoài ra một số loại vải khác có những tính chất khác biệt với lụa tơ tằm như sau:
+ Sợi len: Khi đốt cũng giống sợi tơ tằm nhưng không óng mượt như sợi lụa tơ tằm.
+ Sợi cotton và visco: Khi đốt không có mùi khét như tóc cháy và không có than vón.
+ Sợi nilon: Khi đốt thì có mùi khét, đế lai than rất cứng và không thể mết ra được.
_ Kiểm tra về độ bền của lụa tơ tằm:
Chất lượng của vải lụa phụ thuộc vào kết cấu độ chặt của mặt vải, vì thế khi mua ta phải kiểm tra độ bền của vải bằng cách lấy tay miết vào đầu cây vải xem mặt vải co chặt hay không, sợi vải có bị xô hoặc dạt hay không. Nếu không có những hiện tượng trên thì đó là loại lụa tơ tằm tốt.

2) Cách sử dụng:
Tơ tằm là loại lụa tự nhiên nên độ bám màu không cao. Vì thế đối với các loại lụa in họa tiết và có màu sặc sỡ ta cần xem kỹ hướng dẫn sử dụng để biết loại lụa đó giặt ướt hay giặt khô như vậy mới giữ được độ bền, đẹp cho vải.
          
3) Cách chọn chất liệu lụa tơ tằm phù hợp với kiểu dáng trang phục:
Lụa tơ tằm ngày nay được dệt bằng công nghệ cao nên tạo ra được nhiều loai vải khác nhau như:
Satin tơ tằm: Là loại vải có độ bóng, mềm, nhẹ nên được sử dụng nhiều để áo dài, may đầm,váy dạ hội, hay pijama, đầm ngủ.v.v…
Tappta tơ tằm: Là loại vải cũng có độ bóng nhưng dầy và cứng hơn satin nên thường được sử dụng để may đồ vest, đầm dạ hội, váy cưới.v.v…
Mutsolin tơ tằm: Là loại vải mỏng, mềm, nhẹ có độ rủ cao nên dược sử dụng nhiều để may áo dài, váy, áo.v.v…
Crếp tơ tằm: Là loại vải mỏng, mềm, nhẹ, xốp thường được sử dụng để may áo dài, váy và áo.v.v…
Đũi tơ tằm: Là loại vải có bề mặt dệt nổi sợi, dầy được sử dụng nhiều để may quần tây, comlê.v.v…
Fuzi tơ tằm: Là loại vải dầy, mềm nhưng mặt vải mịn được sử dụng nhiều để may vest, quần, áo.v.v…
Chúng tôi mong muốn đem đến cho quý khách hàng thêm những hiểu biết về tính chất của lụa tơ tằm, để quý khách lựa chọn đúng vải tơ tằm có chất lượng tốt, cũng như giúp quý khách lựa chọn được chất liệu lụa tơ tằm phù hợp với kiểu dáng trang phục mà mình yêu thích .

Chọn “mặt” may áo dài

TNTT&GT) Dịch vụ may đo áo dài tại TP.HCM ngày càng nở rộ, được phân cấp rõ ràng, không chỉ phục vụ nhu cầu đồng phục, trình diễn... mà tạo thêm nhiều lựa chọn phong phú cho người tiêu dùng, khách du lịch...
Không như những loại trang phục khác, áo dài thời trang luôn tôn vinh từng đường nét cơ thể cho người mặc. Để có những bộ áo dài  phù hợp, đa số người tiêu dùng đều tìm đến dịch vụ may đo, thay vì mua các sản phẩm bán sẵn. Hầu hết các cửa hàng chuyên may áo dài tại TP.HCM hiện nay đều có rất nhiều dịch vụ khác nhau cho khách hàng lựa chọn, như thời gian chờ đợi từ 1-2 tuần, hoặc từ 3-5 ngày, giá cả dao động từ vài trăm đến khoảng 2, 3 triệu đồng/bộ...
Chọn vải
Vải may áo dài luôn là yếu tố được người tiêu dùng đặc biệt quan tâm. Hiện nay các loại vải phổ biến trên thị trường dùng để may áo dài thường là lụa tơ tằm, lụa Hàng Châu, voan, nhung, gấm… có xuất xứ trong nước hoặc nước ngoài. Giá sản phẩm theo đó cũng có sự chênh lệch khá lớn, từ vài chục đến vài trăm ngàn/mét. Xu hướng mới của vải áo những năm gần đây là mềm, mỏng và sử dụng nhiều chất liệu bay hơn. Chất liệu voan kính được sử dụng nhiều bởi nét trẻ trung , gợi cảm. Theo các nhân viên tư vấn, chọn vải may áo dài, người tiêu dùng cần chọn chất liệu phù hợp với mục đích sử dụng và màu da, dáng người. Những người có làn da trắng, dáng thanh mảnh nên chọn chất liệu voan mỏng. Phụ nữ trung niên nên may chọn chất liệu gấm, tơ lụa, đặc biệt là áo hai lớp. Ngoài ra, những khách hàng thích những chiếc áo dài “không đụng hàng” có thể chọn  vải riêng rồi sử dụng dịch vụ thêu tay, vẽ, đính đá gắn những họa tiết, tranh ảnh theo ý thích. Tiền công trang trí vải áo từ vài trăm đến một triệu đồng tùy theo độ khó của họa tiết. Tuy nhiên theo thợ may,  các loại vải quá cầu kỳ hay quá lạ thường khó may hơn.
Chọn mặt gửi vàng
Các cửa hàng may áo dài tại TP.HCM luôn được “phân cấp” rất rõ rệt. Tùy theo túi tiền mà khách hàng có thể chọn những cửa hàng phù hợp nhất. Rẻ hơn cả là các tiệm may áo dài nhỏ xuất hiện tại hầu hết các tuyến đường, khu dân cư hoặc các chợ lớn trong thành phố như Tân Định, Bến Thành, An Đông... có giá công từ 120.000-200.000đ/bộ. Giá may ở các thương hiệu lớn hoặc các nhà may cao cấp như Thái Tuấn, Liên Hương cao hơn, dao động khoảng 200.000- 400.000đ/bộ. Hầu hết các cửa hàng này đều có chính sách ưu đãi, giảm giá khá nhiều khi khách đặt may số lượng nhiều, may đồng phục... Đặc biệt, người tiêu dùng muốn có những chiếc áo thiết kế độc đáo có thể tìm đến các nhà thiết kế như Sỹ Hoàng, Ngô Nhật Huy, Thuận Việt… với tiền công dao động từ 500.000đ đến một vài triệu đồng.
Trừ những tiệm may nhỏ, hầu hết các cửa hiệu may áo dài chuyên nghiệp đều có sẵn các mẫu vải để khách hàng chọn lựa. Nếu mua và may tại chỗ, khách hàng thường được giảm giá từ 5-20%. Theo đó, tiền vải và tiền công một bộ dao động từ 400.000-1.500.000đ tùy chất liệu và áo dài truyền thống thường có giá cao hơn áo dài cách tân. Nhìn chung, thời gian may một bộ áo dài thường từ 1-2 tuần. Nếu khách đặt hàng gấp, một số cửa hàng có thể lên áo trong 3-5 ngày, nhưng giá sẽ tăng lên khoảng 20%. 
Hiện nay, thị trường vẫn phân cấp 2 kiểu áo dài là các mẫu áo truyền thống và cách điệu. Áo truyền thống là loại có cổ cao, kín đáo, đường nét không cầu kỳ thường được sử dụng trong trang phục công sở, trường học. Điểm nhấn làm duyên cho áo chủ yếu là các họa tiết như trống đồng, chim lạc hoặc những hoa văn chảy dọc thân áo hoặc nhấn một bên hông... Các loại áo dài cách tân thường đa dạng về màu sắc và kiểu dáng, được xử lý chi tiết từ phần tay như tay dài, tay ngắn, đính nơ… đến phần thân áo như xẻ thân, thân xéo... Điểm nhấn thường thấy ở áo dài cách tân là phần cổ áo với các loại cổ rộng, cổ thuyền, cổ chéo… Tuy nhiên, theo thợ may ở chợ Tân Định, những áo dài kiểu này rất nhanh lỗi mốt.

Chọn vải may áo dài

Nét độc đáo của vải áo dài năm nay chính là những họa tiết, hoa văn tinh tế, trẻ trung được "kết" lên từng chiếc áo. Các màu sắc nổi bật dường như càng ngày càng được ưa chuộng thay cho những sắc màu nhạt của năm trước.
Để có một chiếc áo dài đẹp không phải dễ. Và điều quan trọng đầu tiên là chọn được chất liệu và họa tiết phù hợp. Một vài gợi ý sau đây sẽ giúp bạn đỡ bối rối.
Các chất liệu luôn được phái đẹp ưa chuộng là lụa tơ tằm, lụa Hàng Châu, vải lanh, vải organza hay taffetta... Bạn cũng có thể tìm nét đẹp trong sự pha trộn các chất liệu khi chọn vải áo dài ghép mảnh (ren ghép đũi, lụa ghép taffeta...).
Nét độc đáo của các sản phẩm năm nay chính là những họa tiết, hoa văn tinh tế, trẻ trung được "kết" lên từng chiếc áo. Gam màu chủ đạo vẫn là đen, xanh cốm, hồng tím, vàng...
Lụa tơ tằm: Mềm mại và có độ bóng, luôn là chất liệu truyền thống được sử dụng nhiều nhất khi may áo dài. Lụa được sử dụng nhiều để thêu tay, đính đá, kết cườm... Nếu muốn có một chiếc áo dài hơi lạ, bạn có thể chọn loại lụa nhăn...
Lụa Hàng Châu: Có nhiều hoa văn nổi, nhẹ, bay áo. Giá khoảng 300.000 - 400.000 đồng/bộ.
Nhung: Hợp với những người có làn da trắng hay phụ nữ đứng tuổi. Tuy nhiên, bạn cũng có thể chọn loại nhung ghép (đũi, ren, taffeta) kết hợp với đính hạt, thêu họa tiết nổi... kết hợp với may cổ thuyền, tà nhỏ, ôm sát để tạo sự trẻ trung.
Voan (có voan kính, voan thường, voan giấy): Giá khoảng 350.000 - 450.000 đồng/bộ. Voan thêu tay giá 800.000 - 1,1 triệu đồng/bộ tùy theo sự cầu kỳ của họa tiết.
Vải áo không "đụng hàng"
Nhiều người lại thích hàng độc, tự đi mua vải rồi đặt hàng thêu tay theo ý mình. Khách có thể mua loại vải "tinh khôi" để trang trí theo "gu" của riêng mình.
Bạn có thể chọn những họa tiết giản dị như hoa, lá; những hình khối độc đáo, hay bức tranh sơn thủy lãng mạn... Giá tiền công thiết kế (may, thêu, vẽ, đính đá...) tùy theo bộ, dao động từ 300.000 đến 700.000 đồng.
Tuy nhiên, với những mẫu vẽ "độc", giá có thể lên tới hàng triệu đồng mà nếu khách có lỡ "mê" một mẫu hàng nào đó cũng khó lòng tìm được cái thứ hai.
Người có làn da không được sáng nên chọn vải áo có họa tiết vàng sẽ tạo cảm giác da sáng hơn.
Người hơi mập nên chọn loại vải áo gam trầm, họa tiết mềm mại (hình dây) để tạo đường cong...
Người hơi gầy nên chọn loại vải như organza, taffeta, tơ sống... màu sáng để tạo dáng người đầy đặn hơn.

Mặc áo dài sao cho đẹp

Áo dài là trang phục duy nhất được chấp nhận của cả người già lẫn trẻ, không những được phái đẹp yêu mến mà cả phái mạnh cũng phải trầm trồ. áo dài là trang phục mang tính đại chúng nhưng lại thể hiện được cái riêng của mỗi người qua việc lựa chọn màu sắc, chất liệu vải, kiểu may, họa tiết trang trí... phù hợp với đặc điểm hình thể người mặc. Do vậy, việc chọn may bộ áo dài để mặc đẹp cần chú ý những yếu tố sau:
Chất liệu vải
Chọn loại vải mềm nhẹ, có độ co giãn và không mỏng dễ thấy hằn rõ cả đồ mặc bên trong. Chất vải tơ tằm, silk tổng hợp, gấm, phi bóng hay nhung... là thích hợp nhất. Riêng tơ tằm Việt Nam có thễ ngâm trước vải trong nước qua đêm đề không bị co rút sau khi may.
Màu sắc
Màu đậm hay có họa tiết nhỏ, vải không bóng dành cho dáng người tròn, đầy đặn.
Màu nhạt hay có họa tiết lớn, vải sáng nhẹ dành cho dáng người gầy.
Tránh chọn các họa tiết, hình vẽ quá lớn nằm ngang ngực hay bố cục theo chiều ngang thân áo sẽ tạo cảm giác người mặc bị thấp.
Màu vải hay các trang trí trên áo mặc ban ngày nên nhẹ nhàng, không sáng bóng lấp lánh - Nhưng áo mặc để dự tiệc tối thì ngược lại để tôn vẻ sang trọng.
Đồ nội y
áo ngực loại ôm gọn hết bầu ngực, hơi nhọn cao ở đầu và khoảng cách gần nhau đề tạo dáng đẹp cho phần thân trên của người mặc.
Đồ nội y trên và dưới nên đồng bộ, tránh kiểu rườm rà, màu tiệp với màu của áo dài và quần.
Đồ phụ trang
Ví cầm tay hay đeo vai nhỏ gọn.
Giày đẹp nhất là loại giày bít, mũi và gót nhọn hay vuông, cao từ 5-9cm Dáng của giày thanh mảnh nhẹ nhàng, có màu trắng hoặc đen để hợp với các màu áo (màu đậm đi giày đen, màu nhạt đi giày trắng)
Khi đi may áo dài
Quan trọng nhất là lấy được số đo chính xác, do vậy khi đi may áo hay lúc thử áo tốt nhất là mặc chiếc áo dài vừa người nhất và cần lưu ý thêm:
Mặc áo ngực đẹp và chuẩn dành riêng cho áo dài.
Đi giày có độ cao theo ý muốn, để lấy được độ dài gấu quần vừa đúng, cách mặt đất 1cm.
Nói rõ mục đích sử dụng áo (đi làm, đi chơi hay dự tiệc...) để người may gia giảm các số đo hợp lý. Ví dụ áo may cho cô giáo đi dạy phải tương đối thoải mái ở phần nách, tay, eo. áo dự tiệc có thể ôm sát người. Đừng tin vào lời ca tụng tam giác quỷ mà xẻ áo quá cao, trông không lịch sự và mất tỷ lệ cân đối giữa phần thân trên và tà áo. Tốt nhất là phần xẻ tà vừa chấm lưng quần. Và điều cuối cùng quan trọng nhất để mặc đẹp áo dài chính là phong thái của người mặc qua dáng đi, đứng, ngồi và ngôn ngữ giao tiếp dịu dàng, lịch sự.

Áo dài tôn vinh vẻ đẹp phụ nữ VN

Cùng trôi theo dđẹp trang phục truyền thống đã thấm sâu vào dòng chảy thời trang của đất nước hình chữ S Việt Nam. Đã từ lâu từ thiếu nữ đến các cụ già điều đã coi áo dài như người bạn không thể thiếu của mình, áo dài giúp họ cảm thấy hãnh diện thể hiện từng đường nét duyên dáng trên cõ thể mà thýợng ðế ðã ýu ái mang ðến cho ngýời phụ nữ, với áo dài mọi ngýời bất kể nam hay nữ ðiều cảm nhận ðýợc hõi ấm của truyền thống, nét ðặc trýng, niềm tự hào sáng tạo của dân tộc Việt Nam ngàn nãm vãn hiến.òng chảy thời trang đó, Áo dài PAH đã g đến cho làng thời trang Việt Nam những tà áo dài thýớc tha, những chất liệu áo dài phong phú, những cách tân áo dài ðột phá, sự kết hợp giá trị sang trọng và truyền thống của tà áo dài từ nãm 1993 ðến nay. Chúng tôi đã và đang cho ra đời những mẫu áo dài tinh tế và sang trọng nhất như:
Áo dài truyền thống
Aó dài cưới
Aó dài dạ hội
Aó dài cách tân
Aó dài tứ thân
Aó dài sườn xám
Aó dài cho mẹ
Aó dài hoa hậu
Aó dài tơ tằm
Aó dài dạo phố
Áo dài hiện đại
Áo dài cho nữ
Từ những bề dày kinh nghiệm ðã có Áo dài PAH luôn luôn phục vụ khách hàng theo mọi yêu cầu từ loại vải, kích cở, màu sắc nhýng giá cả lại rất phải chãng vì chúng tôi xem sứ mệnh không thể tách rời của chúng tôi chính là mang đến nét đẹp Việt, truyền thống việt cho người Việt., một nét